Hiện nay, thể thao điện tử hay còn gọi là Esports đang phát triển rất mạnh mẽ và nó đã trở thành một ngành nghề, một nền công nghiệp. Vậy Esports là gì mà phát triển nhanh đến thế, hãy cùng DAGA tìm hiểu Esports ở bài viết bên dưới nhé!
I. E-sport là gì?
1. Khái niệm
Esports là cụm từ viết tắt cho Electronic Sports, đây là hình thức thi đấu các trò chơi điện tử dành cho các tuyển thủ chuyên nghiệp, nó được diễn ra trực tuyến với sự tham gia của nhiều tuyển thủ. Esport thường được thi đấu trên các thiết bị điện tử, người chơi thông qua các thiết bị như điều khiển chuột, điều khiển bằn bàn phím, tay cầm,…
Khác với thể thao bình thường sẽ diễn ra ở sân thi đấu thật như sân bóng đá, hay sân bóng rổ,.. thì Esport diễn ra trên môi trường ảo (môi trường trò chơi thi đấu), môi trường này sẽ khác nhau tùy vào mỗi trò chơi khác nhau. Ngoài ra, thay vì sử dụng sự khéo léo của chính cơ thể để thi đấu như các môn thể thao thông thường, thì các tuyển thủ Esport cần có kỹ thuật điều khiển các thiết bị vận hành như chuột, bàn phím một cách chuyên nghiệp và điêu luyện.
Một tuyển thủ Esport cần có sự am hiểu sâu sắc về trò chơi, đi kèm với đó là kỹ năng chơi có sự đòi hỏi rất cao. Giống như các môn thể thao khác, Esports đề cao tinh thần đồng đội và tính chiến thuật cao để có thể đi đến chiến thắng.
2. Nguồn gốc hình thành
Những giải đấu Esport đầu tiên được diễn ra vào năm 1972 trên đất Mỹ, trò chơi được thi đấu lúc bấy giờ là trò Space War. Đến năm 1980, giải đấu này phát triển rộng rãi và đã thu hút hơn 10 ngàn người Mỹ theo dõi. Đây cũng là bước khởi đầu cho sự phát triển của Esport khi mọi giải đấu được diễn ra điều thu hút được một lượng lớn người theo dõi.
Đến năm 1990, Esport đã thật sự được phát triển mạnh mẽ khi Internet đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. Esport lúc bấy giờ có những bước tiến vượt bậc, luôn được người chơi dành cho sự mến mộ đặc biệt. Lúc này những trò chơi có tính chất đối kháng theo cá nhân hoặc đội trở nên được ưa chuộng. Điển hình cho điều đó là những trò chơi FPS, MOBA (Multiplayer Online Battle Arena) có tính đối kháng cao luôn thu hút được rất nhiều người chơi vào những năm 2000.
Những trò chơi MOBA xuất hiện rộng rãi trên toàn thế giới đã tạo ra một sự phát triển vượt trội cho Esports. Những giải đấu được tổ chức thường xuyên, đi kèm theo tính chuyên môn cao, sự đầu tư kỹ lưỡng và chuyên nghiệp ở khâu tổ chức. Những trận đấu luôn được truyền hình trực tiếp và có bình luận viên. Esport đã phát triển đến mức có thể tổ chức các giải đấu quốc tế, nơi mà các tuyển thủ xuất sắc nhất của mỗi quốc gia thi đấu với nhau.
Hiện tại, Esports đã phổ biến đến rất nhiều người chơi. Quan niệm về tuyển thủ chơi Esports cũng đã cởi mở hơn với hầu hết mọi người. Những cộng đồng Esports hiện tại được xây dựng bài bản và rất văn minh, sẵn sàng hỗ trợ những người chơi. Esports cũng đang mở ra cơ hội việc làm cho rất nhiều người, không chỉ các tuyển thủ mà còn ở khâu hậu cần, tổ chức,…
II. Một số game Esports thành công nhất
1. Liên Minh Huyền Thoại
Liên Minh Huyền Thoại (LOL – League of Legend) là tựa game MOBA đối kháng theo đội. Màu sắc mà LOL mang lại cho người hâm mộ vô cùng đa dạng với những trận đấu mãn nhãn. Sức hấp dẫn của game nằm ở sự khác biệt chiến thuật qua từng trận đấu. Một tuyển thủ sẽ điều khiển một nhân vật trong game hay được gọi là tướng khác nhau, mỗi tướng có đặc điểm khác nhau. Người chơi không chỉ cần kỹ năng điều khiển tướng cá nhân mà còn phải học cách phối hợp với đồng đội.
LOL có những giải đấu lớn như “chung kết thế giới”, MSI, ALL Star được tổ chức định kỳ mỗi năm. Hình thức thi đấu của LOL là đối kháng 5v5 hay trong giải đấu ALL Star sẽ có những hình thức 1v1, 2v2 và nhiều chế độ chơi. Kỷ lục của LOL về lượt xem là trận đấu ở vòng chung kết ở giải đấu “Chung kết thế giới 2020” khi đã thu hút được 3,9 triệu lượt người xem trực tiếp. LOL có tổng tiền thưởng 8,948,000USD (hơn 207 tỷ VNĐ) trên 45 giải đấu được tổ chức trên toàn thế giới.
2. Fortnite
Fortnite là trò chơi mang đặc trưng phong cách của thể loại battle royale (game sinh tồn), trò chơi luôn mang đến sự kịch tính khi người chơi phải cố gắng sinh tồn đến cuối cùng để giành chiến thắng. Cuộc đấu trí khi vòng bo bên ngoài dần thu hẹp và dồn các người chơi còn sống sót lại với nhau thì khi này, những cuộc đấu súng, chiến thuật của từng người chơi ở nhịp độ cao sẽ cuốn người xem bằng sự hồi hộp nó mang lại.
Giải đấu Fortnite World Cup 2019 là giải đấu có quy mô lớn nhất, khi thu hút được 2,3 triệu người xem cùng lúc. Tính đến này thì Fortnite có tổng 64.338.000USD tiền thưởng trên 22 giải đấu đã tổ chức.
3. CS:GO
CS:GO là trò chơi bắn súng đối kháng thể loại FPS (Bắn súng góc nhìn thứ nhất). CS:GO có tính kết nối cộng đồng người chơi mạnh mẽ thông qua Steam. Những trận đấu súng kịch tính và đầy chiến thuật của CS:GO luôn hấp dẫn một lượng lớn người xem và người chơi.
Tính đến nay CS:GO “thống trị” làng FPS với tổng cộng hơn 354 triệu giờ xem và tổng tiền thưởng là 17,578,000USD (hơn 407 tỉ VND) với 34 giải đấu được tổ chức. Giải đấu được xem nhiều nhất là IEM Katowice Major khi mang về 1,2 triệu người xem.
4. Dota 2
Dota 2 là trò chơi MOBA đầu tiên thành công trên thị trường Esports. Trò chơi có cách chơi phân bổ đội hình theo các vai trò, qua đó làm game trở nên đa dạng hơn. Kèm theo đó là tính chiến thuật rất cao. Bạn có thể thấy được sự kịch tính của Dota 2 ngay từ vòng Cấm và Chọn trong các trận đấu giải.
Theo thống kê số lượt theo dõi của Dota 2 đã giảm 11% và chỉ còn hơn 253 triệu giờ xem trong tình hình dịch bệnh. Trước đó DOTA 2 đã có tổng tiền thưởng là 46.150.000 USD (hơn 1,069 tỉ VND) cho 24 giải đấu. Trong đó Giải đấu được xem nhiều nhất là The International với 2 triệu lượt xem
5. PUBG Mobile
PUBG Mobile là trò chơi eSports Mobile trên thiết bị di động. PUBG Mobile là phiên bản chuyển thể từ người đàn anh PUBG PC nhằm lan rộng trò chơi này đến với nhiều người. Hiện tại PUBG Mobile đã trở thành bộ môn eSports phổ biến nhất trên nền tảng di động với tổng cộng hơn 134 triệu giờ xem.
PUBG Mobile có các giải đấu cộng đồng thu hút đông đảo lượng người tham gia trong đó lớn nhất là PUBG Mobile Global Championship. Năm 2021 Tổng giải thưởng dành cho các giải đấu PUBG Mobile là 14 triệu USD.
III. Lợi ích và hạn chế của thể thao điện tử
1. Ưu điểm Esports
- Đối vớituyển thủ game:
Việc tham gia các môn thể thao điện tử giúp các tuyển thủ luôn có được sự nhanh nhẹn, khả năng phản xạ tốt,… Bên cạnh đó, họ sẽ có những nguồn thu ổn định từ việc thi đấu chuyên nghiệp và những nguồn thu từ quảng cáo, thương hiệu hình ảnh,..
- Đối với khán giả, người hâm mộ:
Cũng giống như nhiều môn thể thao khác như bóng đá, esports mang lại cho người chơi sự hưng phấn tột độ qua từng trận đấu. Esports cũng sẽ truyền cảm hứng và thúc đẩy đam mê của nhiều người, giúp họ tự tin chinh phục ước mơ của mình.
- Đối với nhà kinh doanh, đầu tư:
Sức cuốn hút ngày càng lớn của Esports đồng thời mang lại nhiều lợi ích về thương mại cho các nhà đầu tư từ việc quảng cáo, bán vật phẩm, áo đấu,… Ngay cả những tiệm net kinh doanh nhỏ cũng có thể tăng doanh thu vào những ngày có trận đấu lớn.
2. Hạn chế Esports
- Đối với tuyển thủ game:
Thi đấu trong thời gian dài sẽ có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các tuyển thủ chuyên nghiệp. Họ sẽ dễ mắc các bệnh về cột sống, tiểu đường,… Tuổi nghề của bộ môn này cũng rất ngắn. Điều này đặt cho họ một áp lực “phải thành công” rất sớm. Thậm chí, họ có thể phải chọn bỏ dở việc học để thi đấu. Ngoài ra, các tuyển thủ cũng phải tỉnh táo để tránh những tiêu cực xảy ra bên ngoài sàn đấu như bán độ, nhất là khi tuổi đời còn trẻ.
- Đối với khán giả, người hâm mộ:
Việc sa đà quá nhiều vào Esports có thể khiến người xem mất thời gian, bỏ bê công việc chính. Đặc biệt với những thanh thiếu niên ở độ tuổi chưa hoàn thiện về nhận thức, họ có thể sẽ phát sinh sự “ảo tưởng” với Esports, nhầm lẫn nó với việc “nghiện game”. Điều này cũng khiến rất nhiều phụ huynh đau đầu.
IV. Tiềm năng phát triển Esports trong tương lai
Hiện tại, Esports được xem là một môn thể thao chính thức, được đầu tư bài bản từ huấn luyện viên, quản lý, quan hệ công chúng..v.v. Người chơi Esports có thể xây dựng những kênh truyền thông riêng cho bản thân thông qua hình thức Livestream chơi game, dựng những video chuyên môn chia sẻ kiến thức Esport đến cộng đồng người chơi.
Trong kỳ SEA Games 30 vừa qua, một số bộ môn Esport cũng đã được đưa vào thi đấu chính thức, như Liên Minh Huyền Thoại. Và trong kỳ SEA Games 31 sắp diễn ra vào năm 2022, hội đồng thể thao Đông Nam Á và nước chủ nhà Việt Nam quyết định đưa Esports vào thành môn thi đấu tranh huy chương. Đây là bước tiến chứng minh Esports đang ngày càng được công nhận rộng rãi
Với những bước phát triển cho đến hiện tại và công nghệ thế giới vẫn đang không ngừng đột phá, Esports vẫn sẽ tiếp tục có “đất diễn” để tung hoành mạnh mẽ hơn trong tương lai. Đặc biệt trong bối cảnh nhận thức của người hâm mộ đang dần cởi mở hơn với thể thao điện tử, có thể tin chắc rằng Esports sẽ còn một chặng đường rất dài!
Trên đây là tổng quan về Esports – thể thao điện tử và những tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. Hy vọng bài viết này của DAGA8 đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy thú vị nhé!